Pháp ngữ Nam_Dương_Huệ_Trung

Những lời dạy của sư tuy ngắn gọn, nhưng rất cao siêu, trung và hạ cơ khó hội được. Sử sách ghi lại những pháp thoại như sau:

Một vị tăng đến hỏi Sư: "Thế nào là giải thoát?"Sư đáp: "Các pháp không đến nhau, ngay đó là giải thoát."Tăng hỏi tiếp: "Thế nào đoạn được?"Sư bảo: "Đã nói với ngươi các pháp không đến nhau, có cái gì để đoạn!"Một vị khác hỏi: "Làm thế nào thành Phật?"Sư đáp: "Phật và chúng sinh đồng thời dẹp đi, ngay đó thành Phật!"Hỏi: "Làm thế nào được tương ưng?"Sư đáp: "Không nghĩ thiện ác tự thấy Phật tính."Hỏi: "Làm sao chứng được Pháp thân?"Sư đáp: "Vượt qua cảnh giới Tì-lô." (tức cảnh giới Đại Nhật Phật, tượng trưng cho Pháp thân, Tam thân).Hỏi: "Pháp thân thanh tịnh làm thế nào đạt được?"Sư: "Không chấp Phật để cầu."Hỏi: "Thế nào là Phật?"Sư: "Tâm tức là Phật."Hỏi: "Tâm có phiền não chăng?"Sư: "Tính phiền não tự lìa."Hỏi: "Không cần phải đoạn trừ sao?"Sư: "Đoạn phiền não tức gọi Nhị thừa. Phiền não không sinh gọi Đại Niết-bàn."Hỏi: "Ngồi thiền quán tịnh là làm gì?"Sư: "Chẳng Cấu chẳng tịnh đâu cần khởi tâm quán tướng tịnh."Hỏi: "Thiền sư thấy mười phương hư không là Pháp thân chăng?"Sư: "Thấy tâm tưởng nhận, đó là cách thấy điên đảo."Hỏi: "Tâm tức là Phật, có phải tu vạn hạnh chăng?"Sư: "Chư thánh đều đủ trang nghiêm, đâu có bác không nhân quả."Sư ngừng lại đây, bảo: "Nay tôi trả lời các câu hỏi của ông cùng kiếp cũng không hết, nói nhiều cách đạo càng xa. Cho nên nói: 'Thuyết pháp có sở đắc, đó là dã can kêu, thuyết pháp không sở đắc, đó là tiếng gầm của sư tử.'"

Sư biết duyên sắp đoạn bèn từ giã vua trở về núi. Ngày mùng chín tháng 12 năm Đại Lịch thứ 10, sư nằm nghiêng bên phải nhập Niết-bàn, đệ tử xây tháp cạnh cốc thờ. Vua ban hiệu là Đại Chứng Thiền sư. Môn đệ của sư có Thiền sư Đam Nguyên Ứng Chân và các vị vua Đường.